Bối cảnh Cái chết của Muhammad al-Durrah

Núi Đền nhìn từ trên cao

Ngày 28 tháng 9 năm 2000, hai ngày trước vụ nổ súng, lãnh đạo phe đối lập Israel Ariel Sharon đến viếng thăm Núi Đền, một thánh địa đang bị tranh chấp ở thành phố cổ Jerusalem. Đây là nơi rất quan trọng và nhạy cảm đối với cả Do Thái giáoHồi giáo. Mặc dù cuộc bạo động xảy ra sau đó có thể bắt nguồn từ các sự kiện khác, cuộc viếng thăm đó đã được xem như ngòi kích nổ các cuộc biểu tình leo thang thành bạo động rộng khắp Bờ TâyDải Gaza.[14][15][16][lower-alpha 1] Cuộc bạo động này được biết đến với cái tên "Phong trào Intifada lần thứ hai", kéo dài suốt bốn năm và cướp đi sinh mạng của khoảng 4.000 người, trong đó có hơn 3.000 người Palestine.[18]

Giao lộ Netzarim, nơi vụ nổ súng xảy ra, được người dân địa phương gọi là "giao lộ al-Shohada" (giao lộ của những tử đạo). Giao lộ nằm trên đường Saladin, cách Dải Gaza vài cây số về phía nam. Xung đột tại giao lộ bắt nguồn từ khu định cư Netzarim ở gần đó, là nơi cư trú cho 60 gia đình Israel cho đến khi lệnh rút khỏi dải Gaza năm 2005 của Israel được ban hành. Những người định cư luôn được hộ tống với bộ đội mỗi khi họ ra vào khu định cư[19] và được tiền đồn quân sự Magen-3 của Israel canh giữ. Khu vực này thường xuyên xảy ra bạo lực nhiều ngày trước khi vụ nổ súng xảy ra.[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cái chết của Muhammad al-Durrah http://972mag.com/on-the-al-dura-affair-israel-off... http://english.al-akhbar.com/node/6908/ http://www.canada.com/nationalpost/news/story.html... http://archives.cnn.com/2000/WORLD/meast/09/27/isr... http://www.dailymotion.com/video/xbl5r2_le-reporta... http://www.highbeam.com/doc/1P2-10029752.html http://www.jewishworldreview.com/david/gelernter09... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/One-on-One... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/Rattling-t... http://www.jpost.com/Opinion/Columnists/Rattling-t...